Chim chào mào thường được dân chơi chim rất ưa chuộng bởi vẻ đẹp và màu sắc rực rỡ của loài chim này. Thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc tên gọi cũng như xuất xứ của loài chào mào. Loài chào mào thuộc họ Chào mào (danh pháp hai phần: Pycnonotus jocosus). Ngoài ra, trong dân gian còn có tên gọi khác là Chóp mào, Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ… nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào. Loài chim này có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới Châu Á. Chim chào mào thường ăn các loại côn trùng và hoa quả.. Loại chim này dễ dàng tìm thấy trên các nhánh cây và khóm lá. Đặc biệt, điểm rất dễ nhận dạng ở loại chim này là có hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered).
Đọc thêm: Lồng Chim Chào Mào
Các loài chim Chào mào chủ yếu là chim ăn quả. Một số có màu sặc sỡ với huyệt, má, họng, lông mày có màu vàng, đỏ hay da cam, nhưng phần lớn có bộ lông buồn tẻ với màu chủ đạo là đen hay nâu ô liu đồng nhất. Một số loài có mào rất đặc biệt.
Nhiều loài sinh sống trên phần ngọn của cây cối trong khi một số loài chỉ sống ở các tầng cây thấp. Chúng đẻ tới 5 trứng có màu hồng tía trong các tổ trên cây và chim mái ấp trứng. Sinh sống rộng rãi trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chẳng hạn ở miền nam Florida, Hoa Kỳ.
Hệ thống học
Các sắp đặt truyền thống chia các loài chim Chào mào thành 4 nhóm, gọi là các nhóm Pycnonotus, Phyllastrephus, Criniger và Chlorocichla theo các chi đặc trưng này. Tuy nhiên, các phân tích gần đây chứng minh rằng kiểu sắp xếp này có lẽ đã dựa trên diễn giải sai lầm các đặc trưng:
So sánh các chuỗi mtDNA cytochrome b phát hiện ra rằng 5 loài của chi Phyllastrephus không thuộc về nhóm chào mào, mà thuộc về nhóm kỳ dị chứa các loài chim biết hót ở Madagascar. Xem thông tin dưới đây để biết thêm về 5 loài này. Tương tự, phân tích chuỗi các gen nDNA RAG1 và RAG2 cho thấy chi Nicator cũng không là chào mào. Nghiên cứu của Pasquet và ctv. (2001) chứng minh rằng sắp xếp trước đây thất bại trong việc tính toán tới địa sinh học. Nhóm này chứng minh rằng chi Criniger phải chia thành các dòng dõi châu Phi và châu Á (Alophoixus). Sử dụng phân tích 1 chuỗi nDNA và 2 chuỗi mtDNA, Moyle & Marks (2006) phát hiện thấy một dòng dõi chủ yếu ở châu Á và một nhóm các loài greenbul và chim mỏ cứng ở châu Phi; Greenbul vàng kim dường như rất khác biệt và tạo thành nhóm của chính nó. Một vài đơn vị phân loại không là đơn ngành, và các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để xác định các mối quan hệ giữa các chi lớn.