Mỗi loài chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Trong đó chim chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt Nam. Nhưng làm sao để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, nghe du dương hơn?
Lồng Chim Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
Địa điểm đặt lồng chim:
Nên treo lồng chim cạnh cửa ra vào nơi có nhiều ánh sáng để nó mạnh dạn, tiếp xúc với những người xung quanh nhiều hơn, tranh đặt lồng chim nơi thiếu ánh sáng.
Chọn thức ăn cho chim:
Chào mào là loại dễ nuôi,ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào Chuối, táo, mướp khía, cà chua, đu đủ, bơ, xoài, cam…Những loại trái cây trên cần luân phiên thay đổi cho chim, mỗi loại chứa vitamin và hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là hót rất hay.
Chế độ chăm sóc và tập dợt chào mào hàng ngày
Thay đổi thức ăn, tắm nắng, tắm nước, tập dợt, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim cảnh được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…
Việc quan trọng khi đưa chim chào mào đi cội mà chim còn nhát là: bạn phải trùm áo lồng loại áo thật khít với lồng vì thời gian đầu chở đi chim sẽ hoảng và bay loạn xạ, soi lồng, nếu không trùm áo lồng loại khít chim rất dễ bị toét đầu.